Cao răng là gì?
Cao răng (còn có tên gọi khác là vôi răng) là phần lắng cặn cứng (canxi cacbonat – phosphate) cùng với cặn mềm từ những vụn thức ăn nhỏ, chất khoáng trong miệng, xác của những tế bào biểu mô, vi khuẩn, sắt lắng đọng trong huyết thanh mà hình thành ra. Cao răng bám rất chắc ở bề mặt răng hay ở dưới bề lợi. Do vậy, nếu không xử lý định kỳ, bạn có thể mắc các bệnh lý về răng.
Tại sao cần lấy cao răng ?
Nếu cao răng không được làm sạch đúng cách và đúng thời gian, sẽ rất dễ gây ra tình trạng viêm lợi, ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng. Ngoài ra, khi vùng dịch viêm tiết dịch và chảy máu, máu sẽ hoà vào vùng cao răng tạo thành những mảng nâu đỏ. Khi đó, răng của mọi người đã có tình trạng cao răng huyết thanh.
Bao lâu lấy cao răng 1 lần?
Các bác sĩ chuyên khoa khuyên người lớn nên định kỳ 6 tháng lấy cao răng 1 lần. Tuy nhiên, với những người ít cao răng do cơ địa hoặc do khả năng tự vệ sinh sạch sẽ, có thể du di 1 năm mới lấy cao răng.
Đối với trẻ em, việc xử lý cao răng hay kiểm tra răng miệng nên thực hiện khoảng 5 – 6 tháng/lần.
Lấy cao răng có đau không?
Với những người lấy cao răng lần đầu sẽ thấy ê răng (không đau), tuy nhiên, đến những lần sau thì cảm giác ê buốt răng không còn.
Ngoài ra, khi lấy cao răng có thể thấy chảy máu, việc chảy máu nhiều hay ít là tùy thuộc vào tình trạng cao răng và mức độ nhạy cảm của từng người. Sau khi lấy cao răng xong, nếu uống nước nóng hoặc lạnh sẽ khiến có cảm giác ê buốt . Và cảm giác này sẽ hết sau vài ngày.
Khách hàng sẽ được làm sạch phần cao răng và đánh bóng để loại bỏ hoàn toàn mảng bám trên răng.
Lấy cao răng xong kiêng ăn gì?
Thực tế, lấy cao răng là một hình thức làm sạch răng, loại bỏ những mảng bám lâu ngày tồn tại trên bề mặt răng. Sau khi thực hiện xong, mọi người vẫn ăn uống bình thường. Do vậy, mọi người không cần kiêng ăn món gì cả. Tuy nhiên, những loại thực phẩm sau đây thì nên tăng cường:
- Uống nhiều nước để giúp làm ẩm khoảng miệng sau một quá trình làm sạch kỹ càng.
- Bổ sung các chất xơ từ rau củ quả, như rau diếp, súp lơ, rau cải, cà rốt, dưa chuột,… rất tốt cho răng miệng.
- Uống sữa tươi và ăn các chế phẩm từ sữa để tăng cường canxi cho quá trình tạo men răng mới.
- Tăng cường vitamin từ những loại quả như chuối, cam, táo,… để răng ngày một chắc khoẻ và hạn chế hình thành cao răng mới.
Lấy cao răng xong bị buốt răng?
Lấy cao răng xong bị buốt răng là một phản ứng thông thường vì khi tiến hành cạo cao răng, phần nào các dụng cụ cũng sẽ tác động nhẹ đến men răng. Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng, sự nhạy cảm của men răng chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn và sẽ nhanh chóng quay trở lại bình thường.
Lấy cao răng xong bị chảy máu liên tục ?
Việc lấy cao răng chỉ tác động lên bề mặt của răng nên thường sẽ không chảy máu. Nhưng có một vài trường hợp lớp cao quá dày, lại sát phần nướu răng khiến cho bác sĩ cần mạnh tay hơn để cạo phần cao răng này. Do vậy, có thể xảy ra tình trạng chảy máu, nhưng nó sẽ nhanh chóng dứt chứ không liên tục.
Tuy nhiên, nếu lấy cao răng xong bị chảy máu liên tục, chứng tỏ rằng tay nghề của bác sĩ còn chưa tốt, nha khoa chưa đáp ứng các loại máy móc hiện đại để đảm bảo xử lý tốt cho khách hàng. Phương án giải quyết lúc này là tìm đến những địa chỉ nha khoa uy tín và kiểm tra cẩn thận lại, sau đó có giải pháp kịp thời.
Lấy cao răng xong bị ê răng ?
Lấy cao răng xong bị ê răng là tình trạng thường gặp của người nhiều, không quá đáng lo ngại. Hiện tượng này sẽ chấm dứt sau khoảng vài giờ. Bên cạnh đó, để khắc phục tình trạng này, một số lưu ý về vệ sinh ăn uống sẽ giúp bạn, ví dụ như:
- Ăn các loại đồ mềm, chủ động kiêng đồ ăn cay nóng, đồ ăn quá lạnh.
- Uống nước ấm vừa đủ.
- Sử dụng bàn chải mềm và kem đánh răng nhẹ dịu cũng giúp bảo vệ hàm răng của bạn.
LẤY CAO RĂNG LIÊN KẾT BẢO HIỂM HỖ TRỢ CHI PHÍ LÊN ĐẾN 100%
- Bảo hiểm ATACC
- Bảo hiểm Bảo Minh
- Bảo hiểm FTC
- Bảo hiểm GENERALI
- Bảo hiểm INSMART
- Bảo hiểm MIC
- Bảo hiểm Nam Á SAS
- Bảo hiểm FTI
- Bảo hiểm SMART
- Bảo hiểm VIETINBANK
- Bảo hiểm Bảo Việt
- Bảo hiểm MANULIFE
- Bảo hiểm FRUDENTIAL
- Bảo hiểm AIA
- Bảo hiểm EWD Việt Nam
- Bảo hiểm Sài Gòn
- Bảo hiểm MSIG Việt Nam